Viết bản Creative brief thiết kế logo

Thế nào là một bản Creative brief (Bản thiên hướng sáng tạo, tóm tắt ngắn gọn về sản phẩm, mục tiêu, đối tượng khách hàng, thông điệp,…) thiết kế logo? Và tại sao nhà thiết kế lại cần nhiều thông tin chỉ tiết trước khi thiết kế logo?

 

 

Bạn vừa nhận được hợp đồng thiết kế logo mới và rất hồ hởi chuẩn bị bắt tay vào làm? Đừng vội thiết kế ngay mà hãy hỏi khách hàng trước khi bắt đầu công việc thiết kế thương hiệu cho họ. Bước đầu tiên trước khi bạn bắt tay thực hiện việc thiết kế một logo là phải đọc và hiểu thấu đáo nội dung chính. Logo bạn sắp thiết kế chính là nền móng của thương hiệu, là hình ảnh đại diện cho khách hàng của bạn. Nếu không có thông tin chính xác về nhu cầu công ty, đối tượng khách hàng, kể cả những gì học thích thì làm sao bạn có thể nắm được mọi thứ cần thiết và có cơ sở tượng trưng cho toàn bộ công ty. Bản thiết kế bạn làm sẽ là ấn tượng đầu tiên đến với người tiêu cùng của khách hàng bạn.

Là nhà thiết kế đồ họa, việc của chúng ta là trở thành những nhà giao tiếp bằng thị giác xuất sắc. Trên tinh thần đó, nếu không hỏi đúng câu hỏi trước thì làm sao bạn có thể phục vụ khách hàng tốt được, nếu bạn không biết tường tận công ty họ thế nào hay khách hàng tiềm năng của công ty họ ra sao?

Chính những câu hỏi này là nơi bản brief được hình thành.

Hãy cùng xem qua 11 câu hỏi thường gặp nhất dưới đây để tham khảo cho bản brief của riêng mình đạt được thành công.

1.       Tên đầy đủ của công ty nếu bạn muốn đưa nó lên logo

Đây là câu hỏi hiển nhiên, nhưng thỉnh thoảng dễ bị bỏ qua. Bạn có thể nhớ sai chính tả tên công ty sau khi thảo luận với khách hàng. Nên câu hỏi này để tránh xấu hổ và tỏ ra chuyên nghiệp bất cứ lúc nào.

 

2.       Bạn có dùng slogan/tagline không? Hãy liệt kê nếu có

Biết câu hỏi này sẽ rất có lợi vì một số công ty yêu cầu tagline (một dạng slogan hoặc cụm từ ngắn gọn, dễ nhớ và sống động tóm tắt về một công ty hoặc một sản phẩm), số khác thì không. Bạn sẽ không cần phải thêm bất cứ typo nào mới sau khi hoàn thành logo và mockup đâu vào đó. Luôn luôn biết mọi thành phần trước khi bắt tay vào làm bất cứ cái gì vì bạn muốn hoạch định bố cục tốt nhất ngay từ đầu.

3.       Bạn có website? Hãy liệt kê nếu có

Câu hỏi này rất hữu ích. Nếu họ có website, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu thêm sâu hơn về công ty của họ. Nếu họ không có, bạn có thể đề xuất làm 1 website cho họ để mở rộng thương hiệu trên mạng và logo của bạn sẽ được ứng dụng ngay!

 

4.       Hãy cung cấp 1-2 đoạn mô tả công ty

Đây cũng là 1 câu hỏi tốt vì nó cho bạn cái nhìn rõ hơn về công ty hay là qua thảo luận hay email. Nó cũng có ích cho giai đoạn brainstorm ý tưởng thiết kế.

 

5.       Tầm nhìn và/hoặc lời phát biểu sứ mệnh của công ty trong 1 câu

Câu hỏi này rất quan trọng vì nhiệm vụ của 1 designer là giúp thúc đẩy việc kinh doanh của khách hàng lên một tầm cao mới với bộ nhận diện thương hiệu mới. Biết được tầm nhìn của khách hàng rất có lợi, vì bạn – designer – muốn giúp khách hàng mình vượt qua giới hạn bằng logo hiện đại, mới mẻ. Ngoài ra, bạn cũng có thể phục vụ và hỗ trợ cho mục tiêu của công ty trong tương lai qua giải pháp thiết kế logo của bạn.

 

6.       Hãy liệt kê ít nhất 1 (hay nhiều) đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực của công ty và website của họ (tham khảo)

Xem xét sự cạnh tranh trên thị trường từ những thương hiệu lớn không bao giờ là thừa. Có được hàng loạt địa chỉ web của đối thủ sẽ cho bạn thấy mức độ cạnh tranh đến đâu, cái gì đã thành công trong ngành công nghiệp của họ và giúp bạn tìm được điểm ứng dụng tốt để tăng trưởng công việc kinh doanh của khách hàng bạn hơn.

 

7.       Nhóm đối tượng khách hàng

Độ tuổi, nghề nghiệp, dân tộc, mức lương, nơi sống, giới tính,…

Biết được đối tượng khách hàng của thương hiệu, bạn sẽ dễ dàng tạo nên phong thái cho logo. Càng chi tiết và rõ ràng thì kế hoạch thiết kế sẽ càng đầy đủ. Bạn cần 1 logo vui nhộn hay 1 logo trang trọng, nghiêm túc phù hợp với đối tượng khách hàng? Người tiêu dùng thuộc thế hệ già hay trẻ? Tất cả điều này sẽ giúp bạn xác định được cảm giác và xử lý 1 thiết kế tốt nhất cho khách hàng.

8.       Bạn có thích màu nào đặc biệt cho logo/brand không? Hãy chỉ ra nếu màu sắc đó là định hướng hay là lựa chọn cố định

Bạn có thể tham gia 1 project làm lại thương hiệu. Nếu thương hiệu đó đã có sẵn màu cụ thể thì bạn nên thống nhất với công ty đó. Màu sắc là 1 trong những yếu tố thiết yếu cho truyền thông hiệu quả. Nếu khách hàng đã có màu sắc cụ thể và nó đồng bộ với thông điệp công ty thì bạn nên dùng màu đó. Tuy nhiên, nếu bạn thấy màu khác tốt hơn thì cứ giữ phong thái của 1 người chuyên nghiệp: công ty có quyền chọn màu sắc và màu của bạn sẽ ở phiên bản thay thế. Bạn cũng nên thuyết phục khách hàng nguyên do để dễ chọn phiên bản cuối cùng hợp lý hơn.

9.       Hãy liệt kê 3 – 10 từ khóa về ấn tượng đầu tiên bạn muốn tạo ra cho người xem logo của bạn. Bạn muốn logo gợi lên những cảm xúc hay phản ứng nào?

List từ khóa là cách làm mới cho bản thiết kế Creative brief logo. Từ khóa khách hàng đưa sẽ nhen nhóm thêm nhiều ý tưởng thiết kế thú vị, bằng cách hình dung ý nghĩa và cảm xúc đằng sau mỗi từ và tích hợp vào logo bạn đang làm.

 

10.   Hãy list 2 logo/thương hiệu bạn ngưỡng mộ để gây cảm hứng cho thiết kế mới và mới và nguyên nhân đặc biệt bạn thích chúng

Hãy hỏi câu này để biết được gu khách hàng ra sao và tại sao họ lại thích thiết kế họ cho bạn xem. Ra ngoài và sưu tầm thêm nguồn cảm hứng cho riêng bạn cũng là 1 cách hay. Bạn sẽ bất chợt nảy ra ý tưởng nhiều hơn khi tiếp cận với các phong cách thiết kế khác mình.

 

11.   Còn điều gì có ích cho việc thiết kế của tôi nữa không?

Đây là một câu hỏi hết sức quan trọng vì hầu hết khách hàng luôn còn 1 điều gì đó muốn nói với bạn về việc thiết kế logo nhưng họ thấy nói ra không phù hợp. Nếu bạn kết thúc mở bằng 1 câu hỏi như thế này sẽ tạo có hội cho 2 bên hiểu nhau hơn trước khi bạn bắt tay vào việc.

 

Nguồn hi-idea.com (bởi Root)
 

Bài viết liên quan