10 sai lầm các designer thường mắc phải

Mỗi designer đều có ít nhất 1 dự án trong đời mình, và dĩ nhiên, không phải tất cả đều suông sẻ. Phần lớn chúng ta đều nghĩ nguyên nhân là do bản thân các designer còn trẻ hoặc thiếu kinh nghiệm, thế nhưng, mọi chuyện không đơn thuần là như thế.

Dưới đây là tip 10 sai lầm mà các designer thường hay mắc phải và các phương pháp để tránh khỏi điều đó. 

 

1. Lựa chọn font chữ không phù hợp

 

 

Typography có thể khiến cho dự án thiết kế của bạn trở nên độc đáo hơn và cũng có thể trở nên tồi tệ hơn nếu bạn lựa chọn sai font chữ. Việc đưa ra những lựa chọn nghèo nàn hoặc quá nhiều kiểu chữ hoặc những kiểu chữ không đọc được, không phù hợp nội dung bài viết.

Vậy làm thế nào để tránh được việc này?

- Tập trung sử dụng 2-3 nhóm chữ cho mỗi dự án.
- Sử dụng những cặp font chữ có những đặc điểm tương đương nhau như: rất tròn, có chiều cao hoặc chọn một kiểu chữ đơn giản đi cùng với một kiểu chữ phức tạp hơn.
- Ghép nối serif và sans serif tạo nên một điểm nhìn thú vị, phá cách.
Độ dày của nét chữ trên bảng nền với mức độ vừa phù hợp, dễ đọc.
Phong cách kiểu chữ phải phù hợp với nội dung. Bạn không thể sử dụng dấu chấm than ở cuối mỗi câu trên một trang web luật sư, đồng thời không sử dụng những kiểu chữ mang phong cách tình cảm.

2. Không kiểm tra lại lỗi chính tả

Lỗi chính tả chính là nguyên nhân đem đến “cái chết tức tưởi” cho các các nhà thiết kế bởi lẽ, nó mang đến khách hàng một cảm giác thiếu chuyên nghiệp khi đứng trước thiết kế của bạn. Không ai muốn đọc một trang blog chi chít những lỗi chính tả ngớ ngẩn và không khách hàng nào chấp nhận một bản in bị lỗi hoặc có chấp nhận đi chăng nữa thì họ cũng sẽ yêu cầu bạn in lại, và bạn biết rồi đấy, điều này phải được thực thi bằng tiền túi của chính bạn.

Làm thế nào để tránh được việc này?

Tạm ngưng dự án của bạn lại, đi bộ, hít thở và sau đó trở lại bàn làm việc và xem xét lại chúng.

 

3. Quên để tập tin trọn gói 

Khi gửi sản phẩm cuối cùng đến khách hàng, bạn không chỉ đơn thuần là gửi một tập tin ảnh hoặc tài liệu thô mà hơn hết là phải đóng gói tất cả mọi thứ bạn sử dụng cho dự án này bằng một gói hoàn chỉnh. Quên mất điều này có thể khiến cho thời kỳ “hậu dự án” của bạn bị rối tung lên với đủ thứ vấn đề: thiếu hình ảnh, bị lỗi font ( có lẽ do bên khách hàng chưa có sẵn font đó ) hoặc các yếu tố khác đột ngột bị mất hoặc bị hỏng.

Cách để tránh việc này: Đóng gói tất cả mọi thứ và cung cấp tất cả các file nguồn sau khi dự án hoàn thành. ( Nhiều hợp đồng khách hàng có thể liệt kê rõ ràng những khoản quy định về điều này ) Nếu bạn đang sử dụng phần mềm Adobe, hãy sử dụng “gói” chức năng để gom tất cả mọi thứ thành một thư mục cho bạn. Tạo thư mục cho hình ảnh và đồ họa, font chữ, video hay bất kỳ yếu tố nào khác mà bạn sử dụng đi kèm với mẫu thiết kế cuối cùng.

 

4. Vẽ đồ họa và logo theo định dạng raster

 

Cấu trúc raster là kiểu cấu trúc dữ liệu mô tả không gian dưới dạng lưới các ô vuông (các pixel hay điểm ảnh).

Trong hầu hết các trường hợp, đồ họa như biểu tượng hoặc hình nền nên được thiết kế theo dạng vector. Những file raster, chẳng hạn như hình ảnh kỹ thuật số, được làm từ hàng triệu triệu điểm ảnh nên ở kích thước nhất định nào đó, các điểm ảnh mới có thể trở nên rõ ràng.

Làm thế nào để tránh nó: sử dụng định dạng vector cho các yếu tố đồ họa. Vector không bao giờ mất đi sự sắc nét, độ phân giải rõ ràng do sử dụng đường thẳng và đường cong để tạo ra hình ảnh, chứ không phải pixels. Tuy nhiên, thông qua quan sát và cảm nhận, bạn có thể tự chọn cho mình một định dàng phù hợp với từng dự án: đồ họa, thiết kế website, in ấn, đồ họa điện thoại di động…

 

5. Không biết cách sử dụng không gian trắng

 

 

Hầu hết các nhà thiết kế đều biết cách sử dụng những khoảng không gian trống, nhưng số còn lại vẫn mắc phải những sai lầm, họ luôn cố gắng nhồi nhét quá nhiều thông tin vào một không gian, kết quả cho ra là một thiết kế hỗn độn với quá nhiều chi tiết.

Để tránh vấp phải những sai lầm này, bạn hãy cho mọi yếu tố của mình có một không gian nhất định, tuy nhiên vẫn phải giữ chúng có một độ liên kết nhất định, cho chúng một không gian không có nghĩa là khiến chúng rời rạc nhau.

- Nhóm các yếu tố liên quan lại với nhau và thêm vào xung quanh chúng một không gian để tách chúng với các yếu tố khác.
Luôn nghĩ về phần đầu và phần thân. Phần dẫn đầu hầu như phải lớn hơn so với kích thước từng điểm, còn nếu muốn những đoạn văn bản trong trông nhỏ hơn, bạn phải cho thêm quanh chúng những khoảng không gian trống.
Chỉnh sửa những sao chép sao cho không gian thiết kế được bố trí phù hợp.
Hãy suy nghĩ về khoảng cách bằng nhau xung quanh các yếu tố bên trong thiết kế. Những textbox nên được làm nổi trong một chừng mực không gian nhất định.
Sử dụng mạng lưới để sắp xếp thông tin và không gian một cách hợp lý.

6. Kerning không đúng cách (hoặc không kerning)

 

 

Không phải những kiểu chữ có sẵn nào cũng phù hợp trong mọi tình huống chính vì thể kerning là một nghệ thuật chỉnh sửa khéo léo dành cho những nhà thiết kế tinh tế và cầu toàn. Việc bỏ qua kerning có thể khiến dự án của bạn trông “thật khác biệt” so với một dự án hoàn hảo khác.

Làm thế nào để tránh được việc đó: Kerning là việc điều chỉnh không gian giữa một cặp các ký tự. Nếu tinh ý, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra một số cặp ký tự có những khoảng trống quá xa hoặc quá gần, tạo cảm giác rất khó đọc, do đó, việc điều chỉnh kerning chính là giải pháp cho vẫn đề trên. Hãy chú ý đến từng những chữ cái trong dự án của bạn và điều chỉnh chúng khi cần thiết. Kerning phù hợp có thể tăng thêm sự tinh tế và khéo léo cho dự án của bạn.

 

7. Bỏ qua công đoạn bleed

 

 

Nếu bạn muốn bản in những sản phẩm của mình trông hoàn hảo, thì bleed là một công đoạn không thể bỏ qua. Bleed là một công đoạn xử lý mép rìa sản phẩm, đảm bảo cho trường hợp bản in sản phẩm vẫn không bị thay đổi sau khi bị cắt đi phần rìa. Nếu bạn quên cài đặt phần bleed khi bắt đầu dự án, thì sẽ khó đảm bảo rằng khi in ra, sản phẩm sẽ vẫn giữ được tất cả những chi tiết trong đó và biết đâu những thứ vô tình bị cắt ra là những chi tiết cực kỳ quan trọng cho toàn bộ dự án.

Làm thế nào để tránh:

Kiểm tra yêu cầu bleed trong mỗi dự án với máy in trước khi bạn bắt đầu cho ra thành phẩm và quan trọng hết là để ý đến các thông số kỹ thuật trong in ấn, điều đó hoàn toàn có thể giúp cho sản phẩm của bạn không xảy ra những sự cố đáng tiết vào phút chót.

 

8. Sử dụng CÙNG LÚC QUÁ NHIỀU THỦ THUẬT

 

 

Giống như việc sử dụng quá nhiều những kiểu chữ, hàng loạt thủ thuật đứng cạnh nhau sẽ thành một mớ hỗn độn không tránh khỏi. Hãy cho những hiệu ứng đổ bóng, ảnh động và yếu tố nổi được sử dụng riêng lẻ. Những thủ thuật này chỉ áp dụng cho những mẫu thiết kế gấp hoặc những xu hướng “ngắn hạn”. Hãy để nội dung quyết định thiết kế của bạn, tạo giá trị lâu dài chứ không phải chạy theo xu hướng chỉ để chúng có giá trị chỉ trong vào tuần.

Làm thế nào để tránh:

- Chỉ sử dụng một trong những thủ thuật hình ảnh.
Lựa chọn các phong cách thiết kế cổ điển cho các dự án có thời hạn sử dụng lâu dài

 

 9. Sử dụng quá nhiều màu sắc

 

 

Sử dụng quá nhiều màu sắc mà không có một định hướng, kế hoạch kỹ lưỡng sẽ dẫn đến một thảm họa cho thiết kế của bạn. Điều đó khiến sản phẩm của bạn trở nên lộn xộn, bừa bộn và thiếu trang trọng, thế nhưng, việc thiếu màu sắc cũng khiến sản phẩm trở nên thô cứng, ảm đảm. Kết hợp màu sắc không phù hợp có thể dẫn đến cho người xem cảm giác căng mắt và khó chịu khi xem.

Làm thế nào để tránh:

Kết hợp màu sắc không giống như kết hợp kiểu chữ.Để hiệu quả sản phẩm đạt mức tối đa, bạn chỉ nên sử dụng từ 2-3 màu sắc. Thêm vào đó một màu trung gian để cân bằng và nhận diện khung màu. Màu sắc được lựa chọn cũng nên có đủ độ tương phản cao để tạo nên sự khác biệt và kết nối cảm xúc với thông điệp được truyền tải.

 

10. Thiết kế đối xứng một cách hoàn hảo

 

 

Những gì hoàn hảo thường gây nhàm chán. Nếu mọi phần tử trong dự án thiết kế đều được đối xứng, thì đôi lúc chúng sẽ không được ưa chuộng bằng những thiết kế ngẫu nhiên.

Làm thế nào để tránh:

Đôi khi nghệ thuật đối xứng phù hợp với một số dự án thiết kế, nhưng không hẳn tất cả đều như vậy. Hãy sáng tạo những yếu tố, trộn lẫn và phá cách chúng để dễ dàng liên kết với cảm xúc hơn. Thiết kế không đối xứng vẫn có thể có sự cân bằng và hài hòa cùng các yếu tố có tính đối xứng, chính vì thế, đừng ngần ngại phá đi những rập khuôn cũ trong thiết kế.

Kết

Bây giờ thì bạn đã biết được những điều nên và không nên làm rồi đấy. Vậy nên, bạn đã phạm bao nhiêu trong số 10 sai lầm phổ biến trên? Đừng ngại ngùng thừa nhận, điều quan trọng là ta đã học được những gì từ thất bại ấy, bởi chúng chính là những bài học đắc giá mà chúng ta được học, được trải nghiệm trên con đường sáng tạo đầy đam mê và thử thách!

Nguồn RGB.vn
Dịch: An Du | Theo Designshack
Read more at: http://rgb.vn/ideas/explore/10-sai-lam-ma-designer-thuong-mac-phai-p-1
Copyright © RGB.vn

Bài viết liên quan